http://www.chaucaycanh.net/nhung-tieu-chi-danh-gia-chau-bonsai-dep-ar-23.aspx
Khi gần tết vào khoảng tháng 10, rất nhiều người làm nghề Chậu xi măng, châu cây cảnh và cả dân chơi cây cảnh, cây kiểng, bonsai đã hối hả chuẩn bị hàng phục vụ. Dù chậu kiểng, chậu cảnh thường ít được để ý, quan tâm như hoa, bonsai…, nhưng lại là thứ không thể thiếu, góp phần làm cho các loại hoa cảnh, mai vàng thêm phần giá trị, hấp dẫn.
Nghề làm chậu hoa cảnh không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, nhưng rất cần sự tinh tế và sáng tạo và đặc biệt là phải có niềm đam mê. Sản phẩm làm ra phải là đồ vật hữu hiệu, giàu tính nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và giới chơi cây cảnh, bonsai
* Nghề làm chậu xi măng, chậu cây cảnh, cần sự tinh tế, sáng tạo
Nghề lam chậu kiểng, chậu hoa cảnh có vẻ giản đơn, nguyên vật liệu dễ kiếm, nhưng thực ra người làm cũng cần có sự tinh tế, kỹ thuật thì mới thực hiện thành công. Nhờ mày mò nghĩ ra hàng loạt kiểu dáng, đồng thời đầu tư thêm kiểu dáng hoa văn, in chữ nổi…, nên chậu cây cảnh đã sản xuất ra hàng loạt chậu xi măng, chậu hoa cảnh với đủ kích cỡ, kiểu dáng để khách hàng dễ lựa chọn, và khách hàng có thể đặt theo kích cở và mẩu mã, Chậu cây cảnh Phát khương luôn nhận và làm đúng với yêu cầu của khách hàng, với phương châm, "Sự hài lòng của khách hàng, là động lực để Làm Chậu"
Nguyên liệu làm chậu chỉ có xi măng cát đá và sắt, nhưng không phải người nào cũng có thể theo được nghề. Chỉ những ai có tình yêu với nó thì mới thổi được hồn vào sản phẩm, tạo dấu ấn trên những sản phẩm vô tri để biến các chậu kiểng, chậu hoa, chậu cây cảnh thành đồ vật hữu hiệu, giàu tính nghệ thuật.
Đưa đôi bàn tay thô ráp xoa nhẹ mép chậu, cặp mắt nhìn chăm chú không chớp, người nghệ nhân: “Nghề này cũng cần sự tinh tế, kỹ thuật như bao nghề khác. Người thợ phải kiên nhẫn, thậm chí ngồi cả ngày quên giờ cơm trưa, cơm chiều thì mới ra được một cái chậu hoàn hảo. Uốn người, xoay tay và sáng tạo…, có giỏi nghề hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng chịu khó, hết lòng với nghề của người nghệ nhân”.
Để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, người thợ luôn suy nghĩ, “chế” ra những mẩu chậu kiểng, chậu xi măng, chậu cảnh phong phú về kiểu dáng và kích cỡ. Bên cạnh đó, cách pha tráng màu phải chuẩn để màu sắc không phai, bền đẹp, nước sơn không tróc, ố và hợp với phong thủy nhà cửa của khách hàng. Hào hứng giới thiệu các mẩu chậu của mình được nhiều khách hàng đặt trong năm. Chậu bác giác, chậu vuông, chậu chữ nhật và đặt biệt là chậu huế được Nghệ nhân tâm đác nhất vì làm chậu này tốn rất nhiều thời gian, nhưng bù lại khách hàng rất thích.
“Chậu cảnh có rất nhiều loại, khách hàng thường chuộng loại đường kính 80-120cm, nhiều người giàu thích chậu “khủng” rộng 120cm-2m. Theo lý giải của Nghệ nhân, những gốc cây loại lớn, độc đáo vẫn được nhiều doanh nghiệp, cá nhân chơi trong dịp tết, với mong muốn năm tới sẽ ăn nên làm ra. Giá chậu cũng vô chừng, từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng”. Trong “xưởng” làm chậu của cơ sở còn nhiều loại chậu xi măng với các mẫu mã khác nhau, như: in chữ phúc, lộc, thọ, hỷ… với những đường nét hết sức mềm mại, đẹp mắt.
Chỉ một chút khéo tay cùng một số vật liệu đơn giản là bạn đã có thể tự làm cho mình những chiếc chậu cảnh xi măng xinh xắn. Cùng thử nhé!
Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu như sau:
Đất sét
Tôn (nên dùng loại tôn lợp nhà)
Kéo cắt tôn, thước, dao, giũa, giấy, bút
Các cách tiến hành Làm chậu xi măng như sau:
Bước 1: Tạo phôi và phác thảo
Bạn tạo ra một phôi mẫu chậu bằng đất sét với hình dáng và kích thước theo trí tưởng tượng và cách sáng tạo của mình. Từ mẫu phôi này chúng ta sẽ tạo ra khuôn chậu và từ khuôn chậu sẽ tạo ra chiếc chậu với hình dạng như phôi đã làm ban đầu.
Để tạo ra phôi mẫu thì chúng ta sẽ phác thảo hình dạng của nó. Bạn có thể tham khảo các hình dạng chậu trên Google hình ảnh rồi vẽ ra giấy và chỉnh sửa theo ý muốn của mình, sau đó dùng thước đo và vẽ hình dạng cho tấm nạo trên giấy và cắt tỉa đường rìa cho nó.
Bước 2: Tạo tấm nạo bằng tôn
Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng
Bạn vẽ lại đường rìa của tấm nạo đã vẽ lên tấm tôn cho thật chính xác, sau đó dùng kéo cắt theo đường vẽ đó. Sau đó lấy giũa chỉnh sửa lại cho đẹp và gọn gàng. Chúng ta sẽ tạo nên 2 tấm nạo, một tấm dùng mặt ngoài để làm phôi chậu, một tấm dùng mặt trong để làm chậu.
Bước 3:
Dùng bút dạ để vẽ kích thước bao ngoài của chậu mẫu lên một bề mặt phẳng.
Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng
Bước 4: Tiến hành đắp phôi đất
Chúng ta sẽ nhào đất sét với độ dẻo thích hợp rồi đắp lên theo hình bao đã vẽ trên mặt phẳng. Trong khi đắp thì dùng tấm nạo để căn kích thước cho mô đất. Tiếp đó để tạo đường nét cho phôi mẫu thì bạn lất nạo để cạo bề mặt của mô đất, chỉ cần nạo đều tay là được, căn cứ vào vết vẽ trên mặt phẳng mà làm chuẩn, nạo cho tới khi lộ nét vẽ ra là được. Để nạo nhanh và dễ dàng hơn thì bạn có thể dùng bình phun nước trong khi nạo, như vậy cũng sẽ tạo ra những vết nạo mịn hơn.
Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng
Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng
Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng
Để tạo những đường nét như ý muốn trên thân chậu, bạn nên dùng dao nhỏ để khắc. Khi chạm khắc thì bạn cũng cần lưu ý đến việc những đường nét đó sẽ đảm bảo cho việc tháo khuôn để làm chậu.
Bước 5: Bôi lớp chống dính
Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng
Khi phôi còn mềm, chúng ta sẽ bôi lớp chống dính và làm khuôn cho chậu. Không nên để đến khi phôi khô rồi mới làm khuôn vì sẽ gây nứt phôi và khó tạo khuôn.
Sử dụng mỡ chống dính để bôi lên phôi, bạn có thể dùng loại mỡ cơ khí mà chúng ta vẫn thường dùng để bôi cho xích xe đạp
Bước 6: Tạo khuôn chậu xi măng
Dùng xi măng nguyên chất đắp lên bề mặt khuôn bên ngoài. Bạn nhào vữa xi măng rồi đắp lên mặt ngoài của phôi chậu bằng tay. Khi đắp nên đeo găng tay cao su để không bị xi măng “ăn tay”.Tiếp theo vữa xi măng cát đắp lên trên lớp xi măng nguyên chất để tạo thành khuôn.
Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng
Để đảm bảo độ dày đồng đều cho khuôn thì bạn nên dùng bút để vẽ một đường bao của phôi mẫu để lấy chuẩn, sau đó tiến hành tương tự như bước làm phôi mẫu và dùng tấm nạo nạo vữa xi măng cho đều, đến khi nhìn thấy đường bao trên mặt bàn là được.
Tiến hành cắt khuôn thành cách mảnh. Tùy vào hình dạng của chậu và các chi tiết hoa văn đã tạo mà bạn có thể quyết định nên cắt khuôn thành mấy mảnh. Tuy nhiên nên nhớ là càng ít mảnh càng tốt.
Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng
Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng
Tiếp theo chúng ta sẽ dùng dao để cắt khuôn. Cắt xong chúng ta sẽ đánh dấu số thứ tự của các miếng khuôn để khi lắp vào sẽ dễ dàng hơn. Sau khi lắp khuôn thì đợi xi khô (khoảng 2 ngày sau) thì chúng ta có thể tháo khuôn ra
Link: http://www.chaucaycanh.net/cach-lam-chau-xi-mang-ar-12.aspx
Bên cạnh việc trồng cây và mang lại nguồn dinh dưỡng cần thiết kế giúp cây phát triển được tốt hơn thì chậu bonsai còn có tác dụng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cây cảnh nói chung và cây bonsai nghệ thuật nói riêng. Dù là người mới tập tành chơi bonsai hay đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cũng gặp khó khăn ít nhiều trong việc lựa chọn chậu bonsai phù hợp với từng loại cây, do đó chúng tôi đã tổng hợp thông tin và bí kíp để chọn chậu phù hợp nhất trong bài viết dưới đây để giúp người trồng bonsai dễ dàng lựa chọn được một chiếc chậu mà mình ưng ý nhất!
1.Hai nguyên tắc chọn chậu
Có hai nguyên tắc để chọn chậu, một là dựa vào màu men, hai là dựa vào độ cao của thân cây.
+ Đối với màu men: Đây là yếu tố góp phần giúp nổi bật lên màu sắc của hoa quả nếu như bạn chơi loại bonsai hoa quả, còn nếu là loại bonsai chơi thân lá thì nó sẽ làm nổi bật lên màu sắc cảu thân lá. Khi lựa chọn màu men của chậu cây cảnh bạn không được bỏ qua yếu tố này, chúng tôi có thể ví dụ nếu cây bonsai của bạn có hoa màu vàng và trắng thì bạn có thể chọn loại chậu có màu nâu, tím hay da chu. Còn với những loại cây có hoa màu đỏ, tím thì hãy chọn loại chậu có màu trắng, xanh ngọc hay thậm chí là màu vàng đều được. Tránh không được chọn màu sắc của men chậu trùng với màu sắc của hoa lá cây vì như vậy nó sẽ không đạt được tính thẩm mỹ nữa.
+ Đối với độ cao của thân cây: Bạn phải luôn ghi nhớ nguyên tắc chọn chậu đó là chậu ngắn phù hợp với cây cao và ngược lại chậu cao thì chọn cây thấp, điều này mới dung hòa và cân bằng được tổng thể. Bạn không nên lựa chọn những chiếc chậu có thiết kế quá sâu vì trông nó không những nặng nề mà còn xấu hơn so với những kiểu chậu khác. Lời khuyên dành cho bạn là có thể dùng ang hoặc bể với lượng đất đủ để duy trì sự sinh trưởng và phát triển cho cây.
Một điều mà bạn không được bỏ qua đó là dù có lựa chọn loại chậu nào đi chăng nữa, nhất là những loại chậu có thiết kế mỏng thì bạn phải thường xuyên thay đất cho cây. Loại đất dùng để trồng cũng cần phải được trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Khi trồng cây vào chậu tránh để cho phần rễ cao tơ hơn thành chậu vì như vậy nó sẽ không còn đẹp và trôi đi hết phần chất dinh dưỡng.
2. Chú ý đến địa điểm đặt chậu cảnh
Khi đặt chậu cây cảnh thì bạn cần phải chú ý đến yếu tố ánh sáng, lượng gió và không khí. Ánh sáng là yếu tố giúp cây quang hợp được, tuy nhiên mỗi loại cây đều có nhu cầu về ánh sáng ít nhiều khác nhau. Thông thường cây được trồng ở trong chậu bonsai thì thời gian chiếu sáng cho nó ít nhất cũng phải được 5 giờ và đặc biệt bạn nên ưu tiên nguồn ánh sáng ban mai cho cây.
Vấn đề tiếp theo mà bạn cần phải quan tâm nữa đó chính là môi trường trồng cây, nó phải đảm bảo trong lành, thông thoáng và có độ gió vừa phải. Đối với nhiệt độ cũng tương tự như vậy, nếu nhiệt độ không đủ thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, nó còi cọc hơn, không ra hoa hoặc thậm chí là chết.
Một lời khuyên nữa mà chúng tôi dành cho bạn là không nên để chậu bonsai trực tiếp xuống mặt đất vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến các loài côn trùng như sâu bọ, mối, kiến, giun…phát sinh. Vị trí đặt giá cây cao hơn khoảng 60cm tính từ mặt đất trở lên chính là địa điểm lý tưởng để cây sinh trưởng, phát triển và việc chăm sóc cho cây cũng trở nên dễ dàng hơn