Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Những tiêu chí đánh giá chậu bonsai đẹp

Cái đẹp vốn không có giới hạn, mỗi người đều có một quan điểm khác nhau. Thế nhưng ở một phạm trù nào đó cái đẹp lại có những chuẩn mực riêng để con người hướng đến những chuẩn mực ấy. Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với bạn những chuẩn mực hay tiêu chí để đánh giá một chậu cây bonsai đẹp, hãy cùng theo giỏi nhé!
 
1.Cổ mộc :
 
Cổ mộc hay còn gọi là cổ thụ, ý chỉ thời gian tồn tại của cây bonsai ấy như thế nào, nó đã đạt đến sự cổ lão hay chưa. Thông thường chúng ta thường gặp hai trường hợp, trường hợp thứ nhất là cổ lão nhân tạo tức là dùng những biện pháp kỹ thuật làm cho vỏ của thân cây trở nên sần sùi, bướu sẹo, hang hốc, rêu mốc…Việc làm này nếu khéo léo có thể đạt hiệu quả nghệ thuật khá cao, tuy nhiên độ cổ lão của nó không diễn ra đồng bộ mà chỉ ở một phần nào đó mà thôi, vì vậy mà nó rất dễ nhận ra.
 
Còn cỗ lão tự nhiên là do sự thay đổi của thời gian cây bonsai đạt đến sự cổ lão đồng bộ từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến thân, cành, nhánh và từng chiếc dăm đều có sự già nua đồng loạt. Sau một quá trình cắt tỉa nhiều lần nên trên các đốt của cành, nhánh, dăm bị chùn ngắn lại, bộ lá cũng sẽ thu nhỏ lại một các tự nhiên dù rằng bình thường nó khá lớn. Nhìn tổng thể toàn thân cây như bị đanh lại, thể hiện được sự phong trần theo năm tháng. So với cây cỗ lão nhân tạo thì cây cỗ lão tự nhiên quý hơn rất nhiều. Nó góp phần làm nên giá trị nghệ thuật của cây bonsai.
 
2.Kỳ mộc :
 
Đây cũng là một yêu cầu chung trong nghệ thuật cây cảnh, nó giúp cho loại cây cảnh nghệ thuật thoát ra khỏi sự chân phương, đơn điệu và tạo nên một kỳ mộc. Kỳ chính là đường nét được vặn xoát, khoảng gập có phần đột ngột và hơi dị thường, những chiếc rễ cũng được nổi lên trên mặt đất. Kỳ do hai khả năng tác động nên, một là yếu tố tự nhiên, do môi trường sống khắc khổ hình thành, những người trồng bonsai chuyên nghiệp đã tận dụng và khai thác nó một cách triệt đểm phô diễn đường nét tự nhiên của nó. 
 
Hai là do con người tạo ra từ một chậu bonsai bình thường người nghệ nhân đã dùng óc sáng tạo cảu mình để làm nên những đường nét kỳ lạ, tạo sự độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc. Mặc dù không thể nào sánh bằng so với việc tạo nên từ tự nhiên, tuy nhiên sự kỳ lạ của nhân tạo cũng được đánh giá khá cao.
 
3. Mỹ 
 
Đây chính là vẻ đẹp tổng thể của cây cảnh nghệ thuật, hình dáng của cây. Nó không chỉ bắt mắt mà khi nhìn tạo được sự thiện cảm, ấn tượng cũng như cảm xúc mạnh cho người xem. Hình dáng của nó làm sao để tôn lên được giá trị của cổ và kỳ, dù cổ và kỳ có lớn đến đâu mà hình tổng thể yếu thì giá trị của nó cũng sẽ bị giảm đi. 
 
Thiết nghĩ chỉ với ba tiêu chí trên cũng đủ để đánh giá vẻ đẹp của chậu cây cảnh nghệ thuật là như thến nào, tuy nhiên cũng có một số tài liệu nói về tiêu chí “Văn” hay còn gọi là chủ đề của cây. Khi cây có giá trị về nghệ thuật và tên lại hay thì quả là một điều hoàn hảo, thế những đôi khi cũng nên để chủ đề “mở” để mỗi người thưởng thức lại có những liên tưởng riêng.
 


 

Những tiêu chí đánh giá chậu bonsai đẹp

Cái đẹp vốn không có giới hạn, mỗi người đều có một quan điểm khác nhau. Thế nhưng ở một phạm trù nào đó cái đẹp lại có những chuẩn mực riêng để con người hướng đến những chuẩn mực ấy. Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với bạn những chuẩn mực hay tiêu chí để đánh giá một chậu cây bonsai đẹp, hãy cùng theo giỏi nhé!
 
1.Cổ mộc :
 
Cổ mộc hay còn gọi là cổ thụ, ý chỉ thời gian tồn tại của cây bonsai ấy như thế nào, nó đã đạt đến sự cổ lão hay chưa. Thông thường chúng ta thường gặp hai trường hợp, trường hợp thứ nhất là cổ lão nhân tạo tức là dùng những biện pháp kỹ thuật làm cho vỏ của thân cây trở nên sần sùi, bướu sẹo, hang hốc, rêu mốc…Việc làm này nếu khéo léo có thể đạt hiệu quả nghệ thuật khá cao, tuy nhiên độ cổ lão của nó không diễn ra đồng bộ mà chỉ ở một phần nào đó mà thôi, vì vậy mà nó rất dễ nhận ra.
 
Còn cỗ lão tự nhiên là do sự thay đổi của thời gian cây bonsai đạt đến sự cổ lão đồng bộ từ những chiếc rễ nổi trên mặt đất đến thân, cành, nhánh và từng chiếc dăm đều có sự già nua đồng loạt. Sau một quá trình cắt tỉa nhiều lần nên trên các đốt của cành, nhánh, dăm bị chùn ngắn lại, bộ lá cũng sẽ thu nhỏ lại một các tự nhiên dù rằng bình thường nó khá lớn. Nhìn tổng thể toàn thân cây như bị đanh lại, thể hiện được sự phong trần theo năm tháng. So với cây cỗ lão nhân tạo thì cây cỗ lão tự nhiên quý hơn rất nhiều. Nó góp phần làm nên giá trị nghệ thuật của cây bonsai.
 
2.Kỳ mộc :
 
Đây cũng là một yêu cầu chung trong nghệ thuật cây cảnh, nó giúp cho loại cây cảnh nghệ thuật thoát ra khỏi sự chân phương, đơn điệu và tạo nên một kỳ mộc. Kỳ chính là đường nét được vặn xoát, khoảng gập có phần đột ngột và hơi dị thường, những chiếc rễ cũng được nổi lên trên mặt đất. Kỳ do hai khả năng tác động nên, một là yếu tố tự nhiên, do môi trường sống khắc khổ hình thành, những người trồng bonsai chuyên nghiệp đã tận dụng và khai thác nó một cách triệt đểm phô diễn đường nét tự nhiên của nó. 
 
Hai là do con người tạo ra từ một chậu bonsai bình thường người nghệ nhân đã dùng óc sáng tạo cảu mình để làm nên những đường nét kỳ lạ, tạo sự độc đáo cho rễ, thân, cành và tạo hình tổng thể đặc sắc. Mặc dù không thể nào sánh bằng so với việc tạo nên từ tự nhiên, tuy nhiên sự kỳ lạ của nhân tạo cũng được đánh giá khá cao.
 
3. Mỹ 
 
Đây chính là vẻ đẹp tổng thể của cây cảnh nghệ thuật, hình dáng của cây. Nó không chỉ bắt mắt mà khi nhìn tạo được sự thiện cảm, ấn tượng cũng như cảm xúc mạnh cho người xem. Hình dáng của nó làm sao để tôn lên được giá trị của cổ và kỳ, dù cổ và kỳ có lớn đến đâu mà hình tổng thể yếu thì giá trị của nó cũng sẽ bị giảm đi. 
 
Thiết nghĩ chỉ với ba tiêu chí trên cũng đủ để đánh giá vẻ đẹp của chậu cây cảnh nghệ thuật là như thến nào, tuy nhiên cũng có một số tài liệu nói về tiêu chí “Văn” hay còn gọi là chủ đề của cây. Khi cây có giá trị về nghệ thuật và tên lại hay thì quả là một điều hoàn hảo, thế những đôi khi cũng nên để chủ đề “mở” để mỗi người thưởng thức lại có những liên tưởng riêng.
 


 

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Nghề làm chậu xi măng, chậu cây cảnh chỉ vì đam mê

Khi gần tết vào khoảng tháng 10, rất nhiều người làm nghề Chậu xi măng, châu cây cảnh và cả dân chơi cây cảnh, cây kiểng, bonsai đã hối hả chuẩn bị hàng phục vụ. Dù chậu kiểng, chậu cảnh thường ít được để ý, quan tâm như hoa, bonsai…, nhưng lại là thứ không thể thiếu, góp phần làm cho các loại hoa cảnh, mai vàng thêm phần giá trị, hấp dẫn.

Nghề làm chậu hoa cảnh không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, nhưng rất cần sự tinh tế và sáng tạo và đặc biệt là phải có niềm đam mê. Sản phẩm làm ra phải là đồ vật hữu hiệu, giàu tính nghệ thuật và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và giới chơi cây cảnh, bonsai

* Nghề làm chậu xi măng, chậu cây cảnh, cần sự tinh tế, sáng tạo

Nghề lam chậu kiểng, chậu hoa cảnh có vẻ giản đơn, nguyên vật liệu dễ kiếm, nhưng thực ra người làm cũng cần có sự tinh tế, kỹ thuật thì mới thực hiện thành công. Nhờ mày mò nghĩ ra hàng loạt kiểu dáng, đồng thời đầu tư thêm kiểu dáng hoa văn, in chữ nổi…, nên chậu cây cảnh đã sản xuất ra hàng loạt chậu xi măng, chậu hoa cảnh với đủ kích cỡ, kiểu dáng để khách hàng dễ lựa chọn, và khách hàng có thể đặt theo kích cở và mẩu mã, Chậu cây cảnh Phát khương luôn nhận và làm đúng với yêu cầu của khách hàng, với phương châm, "Sự hài lòng của khách hàng, là động lực để Làm Chậu"

Nguyên liệu làm chậu chỉ có xi măng cát đá và sắt, nhưng không phải người nào cũng có thể theo được nghề. Chỉ những ai có tình yêu với nó thì mới thổi được hồn vào sản phẩm, tạo dấu ấn trên những sản phẩm vô tri để biến các chậu kiểng, chậu hoa, chậu cây cảnh thành đồ vật hữu hiệu, giàu tính nghệ thuật.

Đưa đôi bàn tay thô ráp xoa nhẹ mép chậu, cặp mắt nhìn chăm chú không chớp, người nghệ nhân: “Nghề này cũng cần sự tinh tế, kỹ thuật như bao nghề khác. Người thợ phải kiên nhẫn, thậm chí ngồi cả ngày quên giờ cơm trưa, cơm chiều thì mới ra được một cái chậu hoàn hảo. Uốn người, xoay tay và sáng tạo…, có giỏi nghề hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng chịu khó, hết lòng với nghề của người nghệ nhân”.


 


chaucaycanh.net- Nghệ nhân chăm chú nâng niu phôi cát.


Để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, người thợ luôn suy nghĩ, “chế” ra những mẩu chậu kiểng, chậu xi măng, chậu cảnh phong phú về kiểu dáng và kích cỡ. Bên cạnh đó, cách pha tráng màu phải chuẩn để màu sắc không phai, bền đẹp, nước sơn không tróc, ố và hợp với phong thủy nhà cửa của khách hàng. Hào hứng giới thiệu các mẩu chậu của mình được nhiều khách hàng đặt trong năm. Chậu bác giác, chậu vuông, chậu chữ nhật và đặt biệt là chậu huế được Nghệ nhân tâm đác nhất vì làm chậu này tốn rất nhiều thời gian, nhưng bù lại khách hàng rất thích.

 


chaucaycanh.net - Chậu Huế chất liệu xi măng khung sắt.


Chậu cây cảnh - Chậu Vuông mẩu khách đặt Size 100cm X 100cm


“Chậu cảnh có rất nhiều loại, khách hàng thường chuộng loại đường kính 80-120cm, nhiều người giàu thích chậu “khủng” rộng 120cm-2m. Theo lý giải của Nghệ nhân, những gốc cây loại lớn, độc đáo vẫn được nhiều doanh nghiệp, cá nhân chơi trong dịp tết, với mong muốn năm tới sẽ ăn nên làm ra. Giá chậu cũng vô chừng, từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng”. Trong “xưởng” làm chậu của cơ sở còn nhiều loại chậu xi măng với các mẫu mã khác nhau, như: in chữ phúc, lộc, thọ, hỷ… với những đường nét hết sức mềm mại, đẹp mắt.

 


 

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng

Chỉ một chút khéo tay cùng một số vật liệu đơn giản là bạn đã có thể tự làm cho mình những chiếc chậu cảnh xi măng xinh xắn. Cùng thử nhé!

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu như sau:

Đất sét

Tôn (nên dùng loại tôn lợp nhà)

Kéo cắt tôn, thước, dao, giũa, giấy, bút

Các cách tiến hành Làm chậu xi măng như sau:

Bước 1: Tạo phôi và phác thảo 

Bạn tạo ra một phôi mẫu chậu bằng đất sét với hình dáng và kích thước theo trí tưởng tượng và cách sáng tạo của mình. Từ mẫu phôi này chúng ta sẽ tạo ra khuôn chậu và từ khuôn chậu sẽ tạo ra chiếc chậu với hình dạng như phôi đã làm ban đầu.

Để tạo ra phôi mẫu thì chúng ta sẽ phác thảo hình dạng của nó. Bạn có thể tham khảo các hình dạng chậu trên Google hình ảnh rồi vẽ ra giấy và chỉnh sửa theo ý muốn của mình, sau đó dùng thước đo và vẽ hình dạng cho tấm nạo trên giấy và cắt tỉa đường rìa cho nó.

Bước 2: Tạo tấm nạo bằng tôn


 

 

 

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng


 

 


Bạn vẽ lại đường rìa của tấm nạo đã vẽ lên tấm tôn cho thật chính xác, sau đó dùng kéo cắt theo đường vẽ đó. Sau đó lấy giũa chỉnh sửa lại cho đẹp và gọn gàng. Chúng ta sẽ tạo nên 2 tấm nạo, một tấm dùng mặt ngoài để làm phôi chậu, một tấm dùng mặt trong để làm chậu.

Bước 3: 

Dùng bút dạ để vẽ kích thước bao ngoài của chậu mẫu lên một bề mặt phẳng.


 

 

 

 

 

 

 

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng


 

 


Bước 4: Tiến hành đắp phôi đất

Chúng ta sẽ nhào đất sét với độ dẻo thích hợp rồi đắp lên theo hình bao đã vẽ trên mặt phẳng. Trong khi đắp thì dùng tấm nạo để căn kích thước cho mô đất. Tiếp đó để tạo đường nét cho phôi mẫu thì bạn lất nạo để cạo bề mặt của mô đất, chỉ cần nạo đều tay là được, căn cứ vào vết vẽ trên mặt phẳng mà làm chuẩn, nạo cho tới khi lộ nét vẽ ra là được. Để nạo nhanh và dễ dàng hơn thì bạn có thể dùng bình phun nước trong khi nạo, như vậy cũng sẽ tạo ra những vết nạo mịn hơn.


 

 

 

 

 

 

 

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng


 

 


Để tạo những đường nét như ý muốn trên thân chậu, bạn nên dùng dao nhỏ để khắc. Khi chạm khắc thì bạn cũng cần lưu ý đến việc những đường nét đó sẽ đảm bảo cho việc tháo khuôn để làm chậu.

Bước 5: Bôi lớp chống dính


 

 

 

 

 

 

 

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng


 

 


Khi phôi còn mềm, chúng ta sẽ bôi lớp chống dính và làm khuôn cho chậu. Không nên để đến khi phôi khô rồi mới làm khuôn vì sẽ gây nứt phôi và khó tạo khuôn.

Sử dụng mỡ chống dính để bôi lên phôi, bạn có thể dùng loại mỡ cơ khí mà chúng ta vẫn thường dùng để bôi cho xích xe đạp

Bước 6: Tạo 
khuôn chậu xi măng

Dùng xi măng nguyên chất đắp lên bề mặt khuôn bên ngoài. Bạn nhào vữa xi măng rồi đắp lên mặt ngoài của phôi chậu bằng tay. Khi đắp nên đeo găng tay cao su để không bị xi măng “ăn tay”.Tiếp theo vữa xi măng cát đắp lên trên lớp xi măng nguyên chất để tạo thành khuôn.

 

 

 

 

 

 

 

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng


 

 


Để đảm bảo độ dày đồng đều cho khuôn thì bạn nên dùng bút để vẽ một đường bao của phôi mẫu để lấy chuẩn, sau đó tiến hành tương tự như bước làm phôi mẫu và dùng tấm nạo nạo vữa xi măng cho đều, đến khi nhìn thấy đường bao trên mặt bàn là được.

Tiến hành cắt khuôn thành cách mảnh. Tùy vào hình dạng của chậu và các chi tiết hoa văn đã tạo mà bạn có thể quyết định nên cắt khuôn thành mấy mảnh. Tuy nhiên nên nhớ là càng ít mảnh càng tốt.


 

 

 

 

 

 

 

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng

Làm chậu xi măng, làm chậu bonsai bằng xi măng




Tiếp theo chúng ta sẽ dùng dao để cắt khuôn. Cắt xong chúng ta sẽ đánh dấu số thứ tự của các miếng khuôn để khi lắp vào sẽ dễ dàng hơn. Sau khi lắp khuôn thì đợi xi khô (khoảng 2 ngày sau) thì chúng ta có thể tháo khuôn ra

Link: http://www.chaucaycanh.net/cach-lam-chau-xi-mang-ar-12.aspx
 
 

 

 

 

chaucaycanh.net